Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, định vị thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng. Vậy định vị thương hiệu là gì? Trong bài viết dưới đây, DRACO sẽ đi sâu vào định nghĩa và các bước định vị thương hiệu một cách hiệu quả và mang lại thành công cho doanh nghiệp.
Mục lục
ToggleĐịnh vị thương hiệu – Brand positioning là gì?
Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là quá trình xác định giá trị và vị trí của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng và trên thị trường. Định vị thương hiệu là một phần quan trọng của chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu, định hình các hoạt động như tuyên ngôn định vị, thông điệp quảng cáo, chiến lược giá cả, và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu của bạn nổi bật và được nhớ đến trong tâm trí của khách hàng, kể cả khi bạn không đầu tư nhiều vào việc quảng bá. Do đó, thực hiện các bước định vị thương hiệu hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết, vì nó giúp bạn kiểm soát được danh tiếng và hình ảnh của thương hiệu.
Brand positioning cho phép doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Sự độc đáo này không chỉ giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu mà còn làm tăng giá trị truyền thông và hỗ trợ quyết định về giá cả – tất cả đều góp phần vào sự thành công và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tóm lại, định vị thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu của bạn nổi bật và ghi nhớ trong lòng khách hàng. Nếu thực hiện đúng cách, định vị thương hiệu thành công sẽ giúp doanh nghiệp của bạn luôn ở trong tâm trí của khách hàng.
Ví dụ về định vị thương hiệu
Chúng ta hãy xem xét một số thương hiệu mang tính biểu tượng đã tận dụng định vị thương hiệu một cách hiệu quả như một phần của chiến lược thương hiệu để tiếp cận thị trường mục tiêu.
Nike – Just do it
Nike đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình với thông điệp “Just Do It”, tập trung vào việc truyền đạt sự động viên và quyết tâm. Thương hiệu này kết hợp cảm xúc và khía cạnh động lực để tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với khách hàng, giúp họ cảm thấy kết nối sâu sắc và cam kết với thương hiệu. Đối với doanh nghiệp khác, họ có thể áp dụng cách này bằng cách tích hợp yếu tố động lực vào định vị thương hiệu của mình, từ đó tạo ra một sức mạnh tinh thần và một mối quan hệ đặc biệt với khách hàng.
Apple – Think Different
Apple là một ví dụ tiêu biểu về thương hiệu mạnh mẽ. Thông điệp của họ, “Think Different”, tập trung vào việc khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Mặc dù không có tuyên bố sứ mệnh rõ ràng, Apple đã khắc sâu đặc tính này vào các sản phẩm của họ, thu hút những người tìm kiếm sự khác biệt và đặt nền móng cho một cộng đồng người dùng trung thành.
Cách áp dụng chiến lược này cho thương hiệu của bạn là thể hiện định vị thông qua chất lượng và tính năng của sản phẩm, khuyến khích khách hàng liên kết với lối sống hoặc giá trị cụ thể.
Muji – No-brand Brand
Muji, một thương hiệu nổi tiếng từ Nhật Bản, đã thành công với chiến lược “No-brand Brand”. Thương hiệu này không gắn kèm logo lớn trên sản phẩm, tạo ra cảm giác đơn giản và tinh tế. Được biết đến với khách hàng trẻ, đặc biệt là thế hệ millennials, Muji tạo ra một trải nghiệm mua sắm đồng nhất và tối giản từ thiết kế cửa hàng đến bộ nhận diện.
Màu sắc trung tính và thiết kế gần gũi với thiên nhiên tạo ra một không gian yên bình và thanh tịnh, phản ánh sự mong muốn của khách hàng về một cuộc sống đơn giản và bền vững. Muji không chỉ cung cấp các sản phẩm gia dụng, mà còn là một trải nghiệm sống tối giản và an lành.
Khám phá các bước định vị thương hiệu
Bước 1: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Đầu tiên, trong các bước định vị thương hiệu, bạn cần hiểu rõ khách hàng để xác định mong muốn của khách hàng, từ đó sẽ giúp bạn brand positioning một cách hiệu quả. Độ tuổi, thu nhập, giới tính và vị trí là những đặc điểm chung để thu gọn đối tượng khách hàng. Để chi tiết hơn, bạn có thể phân tách đối tượng theo sở thích của họ, thói quen, hành vi mua sắm,…
Nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu, mong muốn, và thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với họ. Điều này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được những gì khách hàng đang tìm kiếm mà còn vượt xa hơn, từ đó tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời và đáp ứng lời hứa với khách hàng một cách đáng tin cậy.
Bước 2: Xác định điểm độc nhất của thương hiệu
Để đứng vững trên thị trường, thương hiệu của bạn cần phải phân biệt được so với đối thủ cạnh tranh. Những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp mang lại lợi ích gì? Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh?
Xây dựng Brand positioning map – bản đồ định vị thương hiệu để hiểu rõ hơn về vị trí của bạn và đối thủ trên thị trường. Bản đồ định vị thương hiệu giúp bạn xác định được vị trí mong muốn mà doanh nghiệp hướng tới để định vị thương hiệu.
Sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ đóng vai trò cốt lõi trong tuyên bố định vị thương hiệu của bạn.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Tiếp theo trong các bước định vị thương hiệu, nghiên cứu đối thủ là quá trình quan trọng giúp bạn hiểu rõ về môi trường cạnh tranh. Nếu sản phẩm dịch vụ của bạn không có gì nổi bật so với đối thủ thì tại sao khách hàng phải lựa chọn thương hiệu bạn giữa muôn ngàn lựa chọn khác?
Doanh nghiệp bạn cần phải xác định, tìm hiểu về đối thủ để từ đó nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì. Có một số các phương pháp để nghiên cứu đối thủ như:
- Tìm hiểu thông tin của đối thủ trên web của họ.
- Thăm dò những đánh giá của khách hàng xem trước khi tới với bạn, họ đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của đơn vị nào
- Tận dụng mạng xã hội để biết được những chiến lược marketing mà đối thủ thực hiện thành công là gì.
Bước 4: Xác định phương pháp phù hợp
Có nhiều phương pháp định vị thương hiệu mà bạn có thể lựa chọn, bao gồm định vị dựa trên sản phẩm/dịch vụ, giá trị, đối tượng khách hàng, hoặc thậm chí là cảm xúc. Chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu kinh doanh và đặc điểm của thương hiệu.
Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là lựa chọn phương pháp, mà còn cần phải tạo ra sự khác biệt độc đáo của riêng bạn. Điều này là quan trọng trong các bước định vị thương hiệu vì nó sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Điều này cũng tạo ra một lợi thế đáng kể trong việc thuyết phục khách hàng chuyển từ sản phẩm hiện tại sang sản phẩm của bạn.
Bước 5: Xây dựng tuyên ngôn về Brand positioning
Ngoài ra, trong các bước định vị thương hiệu, xây dựng tuyên bố về định vị thương hiệu là quá trình tạo ra một hoặc hai câu để truyền đạt sự khác biệt của thương hiệu bạn so với đối thủ, giúp khách hàng hiểu rõ những giá trị đặc biệt mà bạn mang lại. Trước khi bắt đầu xây dựng tuyên bố này, có 4 câu hỏi quan trọng mà bạn cần phải trả lời:
- Đối tượng: Ai là khách hàng mục tiêu của bạn?
- Danh mục sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp là gì?
- Lợi ích chính: Lợi ích lớn nhất mà sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại là gì?
- Bằng chứng: Có những chứng cứ nào chứng minh những lợi ích đó?
Từ những câu hỏi này, bạn sẽ có thể xây dựng một định vị “hoàn hảo” cho thương hiệu của mình.
Bước 6: Kiểm tra hiệu quả
Giai đoạn cuối cùng của các bước định vị thương hiệu, việc kiểm tra lại định vị là bước không thể thiếu. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng chiến lược định vị của mình đang hoạt động một cách hiệu quả và giúp thương hiệu của bạn tiến xa hơn trên thị trường.
Kết luận
Việc định vị thương hiệu không chỉ là một bước quan trọng mà còn là một quy trình liên tục đòi hỏi sự nắm bắt và linh hoạt. DRACO hy vọng dựa vào bài viết trên và thực hiện theo các bước định vị thương hiệu, doanh nghiệp bạn sẽ có cơ hội tạo ra một định vị thương hiệu mạnh mẽ và thu hút khách hàng mục tiêu của mình.