Hệ thống thông tin Logistics là một trong những thành phần bổ trợ cho hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng. Vì sự phân chia đa dạng của phân ngành Logistics nên hệ thống thông tin của Logistics cũng chia thành nhiều thành phần khác nhau.
Song, hệ thống thông tin Logistics là hệ thống như thế nào? Tại sao hệ thống này lại quan trọng như vậy? Thành phần của hệ thống gồm những thành phần nào? Và chúng mang lại lợi ích nào cho doanh nghiệp?
Các bạn đã sẵn sàng khám phá cùng Draco chưa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!!!
Mục lục
Toggle1. Hệ thống thông tin Logistics là gì? Tại sao hệ thống thông tin Logistics quan trọng?
Định nghĩa hệ thống thông tin Logistics
Hệ thống thông tin Logistics là một cấu trúc tổ chức và quản lý thông tin liên quan đến hoạt động Logistics. Thông qua hệ thống thông tin này, doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng trong tổ chức.
Nó bao gồm việc thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin về hàng hóa, vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho, … Hệ thống thông tin Logistics thường tích hợp công nghệ thông tin và phần mềm để xử lý thông tin hiệu quả hơn.
Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức
Tầm quan trọng của hệ thống thông tin Logistics đối với các doanh nghiệp là rất lớn.
Tối ưu hóa hoạt động:
Quản lý và tối ưu hóa tất cả các hoạt động Logistics. Quản lý các hoạt động từ quản lý đơn hàng, vận chuyển, lưu trữ, quản lý kho đến phân phối hàng hóa. Hiệu suất vận hành của chuỗi cung ứng tăng cao và giảm thiểu lãng phí .
Cải thiện quy trình làm việc
Cung cấp các công cụ và quy trình tự động hóa để giảm thiểu công việc thủ công. Tăng tính chính xác trong quản lý thông tin,nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thiểu sai sót.
Tăng tính linh hoạt
Cho phép theo dõi và quản lý thông tin về hàng hóa, quá trình vận chuyển chính xác và nhanh chóng. Tăng tính linh hoạt và điều chỉnh trong trường hợp hoặc tình huống không mong muốn.
Nâng cao khả năng phục vụ khách hàng
Cung cấp thông tin chính xác và minh bạch về quá trình vận chuyển và giao hàng cho khách hàng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo lòng tin cho khách hàng.
Tầm quan trọng đối với quốc gia
Trên thị trường quốc tế, các dữ liệu cho thấy tầm quan trọng của Logistics và hệ thống thông tin Logistics. Định giá thị trường hậu cần toàn cầu được dự đoán là 12.975,64 tỷ USD vào năm 2027. Nhiêu đó thôi cũng đủ cho thấy quy mô lớn của ngành Logistics trên toàn cầu.
Thị trường phần mềm quản lý hậu cần toàn cầu được dự đoán là 18,31 tỷ USD vào năm 2030. Đây được coi là một sự tăng trưởng vượt trội và tiềm năng của lĩnh vực này. Các báo cáo từ IBM cũng chỉ ra rằng 72% Giám đốc Chuỗi cung ứng mong đợi ít nhất 3 đến 5 năm để tự động hóa quy trình làm việc. Tuy nhiên, thực tế có 77% đang vật lộn với chi phí vận chuyển và hậu cần ngày càng tăng. Và 80% trong số đó cảm thấy bị đùa giỡn bởi sự biến động của nhu cầu.
Vì vậy, việc quản lý thông tin trong ngành Logistics gặp phải nhiều thách thức và đòi hỏi sự đầu tư và chú trọng từ các doanh nghiệp và tổ chức. Tại Việt Nam, ngành Logistics cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế quốc gia.
Theo số liệu thống kê, tỷ trọng chi phí Logistics so với GDP của Việt Nam đã giảm đáng kể. Tỷ trọng chi phí giảm từ 25% vào năm 2000 xuống còn khoảng 16-17% vào năm 2020. Điều này cho thấy sự cải thiện trong hiệu quả hoạt động Logistics.
2. Các thành phần hệ thống thông tin Logistics
Hệ thống quản lý vận tải
Hệ thống quản lý vận tải là một thành phần quan trọng của hệ thống thông tin Logistics. Nó giúp quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích một cách hiệu quả.
Hệ thống này bao gồm việc lập kế hoạch vận chuyển, đặt lịch chuyến, quản lý tài liệu vận chuyển. Và cuối cùng tạo ra hệ thống thông tin để tiện trong việc theo dõi quá trình vận chuyển.
Sử dụng hệ thống quản lý vận tải giúp tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát trong hoạt động logistics. Qua đó, hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Hệ thống quản lý giao hàng chặng cuối
Đây là một phần quan trọng của hệ thống thông tin của Logistics. Nhiệm vụ chính của hệ thống này là quản lý và theo dõi các hoạt động giao hàng từ kho chứa cuối cùng đến khách hàng cuối cùng.
Hệ thống quản lý giao hàng chặng cuối giúp theo dõi quá trình giao hàng, cung cấp thông tin về vị trí và trạng thái của hàng hóa. Sau đó, tổng hợp thông tin để theo dõi và đảm bảo việc giao hàng đúng thời gian và đúng địa điểm.
Sử dụng hệ thống này giúp tối ưu hóa quy trình giao hàng, nâng cao tính linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả.
Các hệ thống thông tin Logistics khác
Hệ thống thông tin Logistics còn các thành phần hệ thống khác như theo dõi lô hàng, mua sắm vận tải hàng hóa, theo dõi container, quản lý và điều phối phân phối, phân tích và báo cáo. Các thành phần này có vai trò quan trọng trong quản lý, theo dõi và tối ưu hóa các hoạt động Logistics.
3. Vai trò và lợi ích triển khai hệ thống thông tin Logistics
Hệ thống thông tin Logistics đã được áp dụng thành công tại nhiều doanh nghiệp Logistics trên thế giới. Các công ty Logistics lớn có thể kể đến như DHL, FedEx, UPS và Amazon. Những doanh nghiệp này đã sớm triển khai hệ thống thông tin Logistics để tăng cường hiệu suất hoạt động vận chuyển và quản lý hàng hóa.
Các doanh nghiệp Logistics áp dụng hệ thống này nhằm mục tiêu giảm chi phí vận hành, cải thiện quá trình phân phối, tăng cường khả năng theo dõi và quản lý giao hàng.
Cuối cùng là có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng lên mức tối đa. Bằng cách sử dụng công nghệ và tự động hóa thông minh, họ đã thành công trong việc tối ưu hóa quá trình Logistics và đạt được những thành tựu mong muốn.
Việc áp dụng hệ thống thông tin này đã không chỉ còn giới hạn trong các doanh nghiệp Logistics lớn. Hiện nay, áp dụng hệ thống thông tin này đã được áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác.
Thậm chí là các ngành như bán lẻ, sản xuất và vận tải. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống thông tin trong việc tối ưu hoá chuỗi cung ứng và cung cấp giá trị cho khách hàng.
Vai trò và lợi ích của việc triển khai hệ thống thông tin dựa trên các lợi ích sau:
Giảm chi phí vận hành
Hệ thống thông tin trong ngành Logistics có thể tối ưu hóa quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóa. Từ đó, nguồn lực và các nguồn chi phí phát sinh không cần thiết sẽ được giảm thiểu đi nhiều. Bằng cách sử dụng công nghệ và tự động hóa, thời gian, lao động và tài nguyên được tiết kiệm tối đa và làm giảm chi phí vận hành tổng thể.
Phối hợp phân phối hiệu quả
Hệ thống cung cấp khả năng phối hợp và quản lý hiệu quả các hoạt động phân phối hàng hóa. Hệ thống sẽ liên tục cập nhật các nguồn và tổng hợp thông tin về nguồn cung cấp đến điểm đích.
Nó giúp tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, lập kế hoạch giao nhận và quản lý lượng hàng hóa. Và đó cũng được xem như một phương pháp đểgiảm thiểu thời gian và chi phí không cần thiết trong quá trình phân phối.
Khả năng hiển thị và theo dõi
Hệ thống thông tin Logistics cung cấp khả năng hiển thị và theo dõi thời gian thực tế. Hệ thống sẽ thu thập thông tin từ đầu vào và thực hóa về vị trí và trạng thái của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Điều này giúp cải thiện khả năng đưa ra quyết định dựa trên thông tin chính xác và kịp thời. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể gia tăng sự linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tự động hóa thông minh
Sử dụng công nghệ tự động hóa để tối ưu hóa các quy trình và công việc, thông tin nhận được. Tự động hóa thông minh có thể giảm phụ thuộc vào công việc thủ công, giảm lỗi, tăng độ chính xác và hiệu suất.
Ngoài ra, nó cũng cung cấp khả năng tự động xử lý dữ liệu, lập lịch, đặt hàng và quản lý quy trình. Dựa trên những dữ liệu đã được xử lý, doanh nghiệp dễ dàng cải thiện hiệu quả và hiệu suất của hệ thống Logistics.
Chuẩn hóa NDR
Hệ thống thông tin Logistics đảm bảo việc chuẩn hóa các quy trình và tiêu chuẩn về quản lý thông tin.
Việc sử dụng các tiêu chuẩn chuẩn hóa giúp đảm bảo tính nhất quán và tương thích trong việc trao đổi thông tin. Việc trao đổi thông tin không chỉ diễn ra với các đối tác mà còn xảy ra với các hệ thống khác liên quan. Đồng bộ tạo được tính liên kết và tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình Logistics.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Hệ thống thông tin Logistics trở thành một công cụ quan trọng giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng. Bằng những thông tin chính xác và minh bạch, quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa sẽ liên tục cập nhật để thông báo cho khách hàng.
Khách hàng có thể theo dõi và kiểm tra trạng thái của đơn hàng, từ đó tăng cường sự tin tưởng và hài lòng. Đồng thời, nó cung cấp khả năng tương tác nhanh chóng với khách hàng, tạo ra một trải nghiệm tốt hơn.
Cải thiện việc theo dõi và quản lý giao hàng
Hệ thống thông tin giúp theo dõi và quản lý hiệu quả quá trình giao hàng từ nguồn cung cấp đến điểm đích. Nó giúp theo dõi vị trí, trạng thái, giám sát quá trình giao hàng và đảm bảo chất lượng và an toàn.
Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mất mát hàng hóa, tăng tính chính xác trong quản lý giao hàng. Từ đó có thể đi đến được kết quả cuối là đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
4. Các hệ thống thông tin Logistics thành công tại Việt Nam
Hệ thống thông tin Logistic đã được áp dụng rất thành công trên thế giới. Đương nhiên, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nổi bật đã ứng dụng hệ thống Logistics vào hoạt động kinh doanh.
Lazada
Lazada là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Họ đã triển khai một hệ thống thông tin Logistics ngay từ những ngày đầu. Hệ thống thông tin tiên tiến của họ giúp quản lý quá trình giao hàng từ các nhà bán hàng đến khách hàng cuối.
Hệ thống này cho phép Lazada, người bán và cả khách hàng có thể theo dõi và theo dõi đơn hàng. Hệ thống xác định vị trí trong quá trình vận chuyển đến thông báo cho khách hàng về hàng hóa và thời gian giao hàng dự kiến. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến và tăng lòng tin của khách hàng đối với Lazada.
Viettel Post
Viettel Post là một trong những công ty vận chuyển hàng đầu tại Việt Nam. Họ đã triển khai một hệ thống thông tin để quản lý quá trình giao hàng và quản lý kho hàng của mình.
Hệ thống này cho phép khách hàng theo dõi vị trí và trạng thái của đơn hàng, từ việc xác nhận đơn hàng, địa chỉ giao hàng cho đến thời gian giao hàng dự kiến. Bằng cách cung cấp thông tin chính xác và minh bạch, Viettel Post đã cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ vận chuyển của họ.
Tiki.vn
Tiki.vn là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam. Họ đã triển khai một hệ thống thông tin Logistics để quản lý và theo dõi quá trình giao hàng từ kho hàng đến khách hàng.
Hệ thống này cung cấp khả năng tương tác nhanh chóng với khách hàng. Thông qua đó, cung cấp thông tin về trạng thái đơn hàng và thời gian giao hàng dự kiến cho khách hàng sẽ dễ dàng hơn. Tiki.vn nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ vào cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy như vậy.
Kết luận
Hệ thống thông tin Logistics là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng. Mỗi thành phần của hệ thống thông tin này đều có tầm quan quan trọng, cũng như chức năng khác nhau.
Vai trò và lợi ích của hệ thống thông tin Logistics là vô cùng to lớn. Nó không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với kinh tế, quốc gia. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng và thu được nhiều thành tưu từ hệ thống này.