KPI Marketing là gì? Tổng hợp 17 chỉ số KPI trong Marketing

KPI Marketing là các chỉ số quan trọng được sử dụng để đo lường hiệu suất của các hoạt động tiếp thị và quảng cáo của một doanh nghiệp. Bằng cách theo dõi và đánh giá KPI, các nhà tiếp thị có thể đánh giá được sự thành công của chiến dịch tiếp thị và điều chỉnh chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là tổng hợp 17 chỉ số KPI phổ biến trong Marketing

KPI là gì?

KPI là viết tắt của cụm từ “Key Performance Indicator” trong tiếng Anh, có nghĩa là “Chỉ số hiệu suất chính”. 

Đây là các chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu suất hoặc thành tựu của một tổ chức, một dự án, hoặc một cá nhân đối với mục tiêu cụ thể. 

KPI thường được sử dụng để đo lường và đánh giá sự thành công trong việc đạt được các mục tiêu hoặc kết quả mong muốn. 

Đối với mỗi tổ chức hoặc ngành công nghiệp, có thể có các KPI khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược cụ thể của họ.

KPI là gì?
KPI Marketing rất quan trọng trong việc nghiên cứu Marketing

KPI quan trọng như thế nào trong marketing

Nói KPI quan trọng bởi vì đây là các chỉ số  giúp đo lường và đánh giá hiệu suất của các chiến lược và hoạt động marketing. Chúng cung cấp thông tin cần thiết để đo lường kết quả, theo dõi tiến độ, tối ưu hóa chiến lược, dự báo và lập kế hoạch tương lai, cũng như tối ưu hóa chi phí. 

Bằng cách này, KPI không chỉ là công cụ đo lường mà còn là một phần quan trọng của quá trình ra quyết định và tối ưu hóa hiệu suất trong lĩnh vực marketing.

>>Xem thêm: Nên chọn KPI hay OKR

17 chỉ số KPI quan trọng trong Marketing và công thức tính của mỗi chỉ số

1. Tỷ lệ chuyển đổi (CR)

Tỷ lệ chuyển đổi, hay Conversion Rate (CR), là một trong những KPI quan trọng nhất trong marketing. 

Nó đo lường tỷ lệ phần trăm của khách truy cập trang web hoặc người dùng ứng dụng đã thực hiện một hành động cụ thể mà bạn mong muốn, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký thông tin, hoặc tải xuống nội dung.

Công thức tính Tỷ lệ chuyển đổi là:

Conversion Rate (CR) = (Số lượt chuyển đổi thành công ÷ Tổng số lượt truy cập) × 100%

Ví dụ, nếu một trang web thương mại điện tử có 200 lượt truy cập và trong số đó có 50 đơn hàng được đặt, tỷ lệ chuyển đổi sẽ là:

CR = (50÷200) × 100% = 25%

2. Giá trị đơn hàng trung bình (AOV)

AOV là viết tắt của Average Order Value nghĩa là giá trị đơn hàng trung bình. AOV đo lường số tiền trung bình mà mỗi khách hàng chi trả khi thực hiện một giao dịch hoặc mua hàng. 

Nó giúp doanh nghiệp hiểu được giá trị mà khách hàng mang lại qua mỗi đơn hàng và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các chiến lược định giá và tiếp thị sản phẩm.

Công thức tính AOV là:

AOV = Tổng doanh thu ÷ Số lượng đơn hàng

Ví dụ, nếu một cửa hàng có tổng doanh thu là 100 triệu đồng từ 500 đơn hàng, AOV sẽ là:

AOV = 100.000.000 VNĐ ÷ 500 ​= 200.000 VND

3. Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): 

CTR là viết tắt của Click Through Rate nghĩa là tỷ lệ nhấp chuột. CTR đo lường tỷ lệ phần trăm người dùng đã nhấp vào một quảng cáo hoặc liên kết so với tổng số lần hiển thị quảng cáo quảng cáo hoặc liên kết đó .

Công thức tính CTR sẽ là: 

CTR = số lượt nhấp ÷ số lượt hiển thị × 100%

Tỷ lệ nhấp chuột
Tỷ lệ nhấp chuột

4. Chi phí mỗi chuyển đổi (CPC)

CPC (Cost Per Conversion) là chi phí cho 1 lượt chuyển đổi thành công như mua hàng hoặc đăng ký, sau khi xem quảng cáo.

Dưới đây là công thức tính CPC:

CPC = Tổng chi phí quảng cáo  ÷  Số lượt chuyển đổi thành công

Ví dụ: Nếu bạn chi 1.000.000 đồng cho một chiến dịch quảng cáo và nhận được 100 chuyển đổi, thì CPC của bạn sẽ là:

CPC= 1.000.000 VND  ÷ 100 = 10.000 VNĐ

5. Tỷ lệ giữ chân khách hàng (CRR)

Tỷ lệ khách hàng tiếp tục mua sắm sau một khoảng thời gian nhất định.

CRR đo lường phần trăm khách hàng hiện tại mà 1 doanh nghiệp giữ được trong 1 khoảng thời gian nhất định và không tính khách hàng mới.

Công thức tính CRR là:

CRR = (E – N ÷ S​) × 100%

Trong đó:

  • ( E ) là số khách hàng cuối kỳ.
  • ( N ) là số lượng khách hàng mới có được trong kỳ.
  • ( S ) là số khách hàng đầu kỳ.

Ví dụ, nếu bạn bắt đầu một kỳ với 200 khách hàng (S), kết thúc kỳ với 250 khách hàng (E), và có 60 khách hàng mới (N), thì CRR của bạn sẽ là:

CRR = (250 60 ÷ 200−60​) × 100% = 95%

6. Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ thoát, hay “Bounce rate”, là tỷ lệ phần trăm của số lượng lượt truy cập trên một trang web trong đó người dùng rời đi mà không xem bất kỳ trang nào khác.

Đây là một chỉ số thường được sử dụng để đánh giá mức độ tương tác tổng thể trên một trang web.

Công thức tính Bounce Rate là:

Bounce Rate = Số lượt thoát trang ÷ Số lượt truy cập tổng cộng × 100%

Ví dụ: Nếu một trang web có 1000 lượt truy cập và trong đó có 300 lượt thoát trang, thì Bounce Rate sẽ là:

Bounce Rate = 300 ÷ 1000 × 100% = 30%

Điều này có nghĩa là 30% tỷ lệ lượt truy cập đã rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang duy nhất.

7. Lượng truy cập web (Web Traffic)

Web Traffic là 1 thuật ngữ để chỉ ra số lượng người dùng truy cập vào trang web của bạn. Chỉ số này thường được phân tích bằng các công cụ như:

  • SEMRush:  Đây là một nền tảng tiếp thị toàn diện với bộ công cụ mạnh mẽ cho phân tích backlink, lập kế hoạch nội dung, kiểm tra SEO và theo dõi xếp hạng.
  • Google Search Console: 1 công cụ quốc dân và chắc hẳn dân chuyên SEO nào cũng phải biết và phải sử dụng công cụ này. Đây là công cụ phân tích website toàn diện
  • Google Analytics: Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn đo lường ROI quảng cáo và theo dõi các hoạt động trên trang web, video, và mạng xã hội
  • SimilarWeb: Cho phép bạn xem lượng truy cập và các chỉ số khác của bất kỳ trang web nào.
Lưu lượng truy cập trang web
Lưu lượng truy cập trang web

8. ROI (Return on Investment)

ROI, viết tắt của Return on Investment, là một chỉ số đo lường hiệu quả hoặc lợi nhuận của một khoản đầu tư so với chi phí của nó. Để tính ROI, bạn lấy lợi nhuận (hoặc lỗ) từ khoản đầu tư chia cho chi phí của khoản đầu tư đó. Kết quả được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ.

Công thức tính ROI là:

ROI = (Giá trị hiện tại của khoản đầu tư – Chi phí đầu tư) ÷ Chi phí đầu tư × 100%

“Giá trị hiện tại của khoản đầu tư” ở đây có thể hiểu là số tiền thu được từ việc bán khoản đầu tư đó. ROI là một chỉ số phổ biến vì nó đơn giản và dễ so sánh giữa các loại hình đầu tư khác nhau, giúp nhà đầu tư đánh giá và lựa chọn các khoản đầu tư hiệu quả.

Ví dụ, nếu bạn đầu tư 1.000.000 VND vào một dự án và sau một năm bạn bán nó với giá 1.200.000 VNĐ, ROI của bạn sẽ là:

ROI = 1.200.000 – 1.000.000 ÷ 1.000.000 × 100% = 20%

9. Tỷ lệ giữ chân trang (PRR) 

PRR (Page Retention Rate) thể hiện khả năng duy trì hoạt động tham quan, mua sắm của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Retention rate đo lường tỷ lệ khách hàng quay trở lại và tiếp tục tương tác với thương hiệu của bạn sau khi đã trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Để cải thiện chỉ số Retention rate, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  1. Xây dựng mục tiêu bán hàng: Đặt ra mục tiêu bán hàng rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế. Điều này giúp đảm bảo chiến lược bán hàng hiệu quả.
  2. Xác định hành trình khách hàng: Hiểu rõ hành trình của khách hàng để tối ưu trải nghiệm và tạo điểm chạm phù hợp. Tăng tương tác và giao tiếp để khách hàng quay trở lại.
  3. Lưu lại ấn tượng tốt: Tối ưu quy trình thanh toán, sắp xếp cửa hàng, giao hàng và chăm sóc khách hàng sau bán. Để khách hàng cảm thấy hài lòng và quay trở lại.

10.Số lượng lead (Number of Leads)

Lead trong Marketing là một thuật ngữ để nói về một cá nhân hoặc tổ chức có một sự quan tâm nhất định đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 

Đây là định nghĩa đầy đủ nhất về Lead, còn nếu muốn dễ hiểu hơn, hãy hiểu Lead chính là khách hàng tiềm năng có nhu cầu liên quan đến sản phẩm bạn bán hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp. 

Nếu bạn hỏi câu hỏi “Lead trong Marketing là gì” thì thường sẽ được câu trả lời rằng: “Lead là thông tin cá nhân như là: Email, SĐT,… được sử dụng để tiếp cận với khách hàng“. Những thông tin này có thể được đưa sang cho đội ngũ Sale của doanh nghiệp sử dụng để liên lạc để quảng bá sản phẩm hoặc sử dụng để truyền tải các thông tin của doanh nghiệp .

Có hai loại Lead mà một Marketer giỏi cần phải biết:

Marketing-qualified lead (MQL)

  • Nếu Leads được sinh ra từ quá trình quảng bá marketing trên các kênh quảng cáo như Facebook Ads, Google Ads, thì Lead đó được gọi là Marketing-qualified Lead (MQL).
  • Marketing-qualified Leads có thể được hiểu nôm na là khách hàng tiềm năng Marketing, là đối tượng khách hàng có khả năng mua hàng trong Marketing.
  • Hầu hết các chiến dịch Marketing hiện tại của các doanh nghiệp đều hướng đến một mục đích duy nhất: tạo ra nhu cầu cho khách hàng và đồng thời thu thập nhiều Lead nhất có thể.

Sales-qualified Lead (SQL)

  • Nếu Leads được sinh ra từ giai đoạn cuối của phễu bán hàng, khi khách hàng đã quyết định “xuống tay” chi tiền cho sản phẩm, thì Lead đó được gọi là Sales-qualified Lead (SQL).
  • Những Lead này sẽ được gọi là Qualified Leads (Leads chất lượng), và chúng thường được chia thành hai loại: Marketing và Sales, tuỳ thuộc vào giai đoạn mà chúng được sinh ra

11. Chi phí mỗi lead (Cost Per Lead)

Chi phí để thu thập 1 khách hàng tiềm năng, hay còn gọi là CPL, là một phương pháp trong quảng cáo và tiếp thị, tính toán chi phí dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng mà một doanh nghiệp thu được.

Khái niệm “lead” ở đây có thể đề cập đến các khách hàng tiềm năng cung cấp thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, email thông qua các biểu mẫu, hoặc những lead chất lượng cao hơn như warm lead, qualified lead – những khách hàng tiềm năng có sự quan tâm rõ ràng và có khả năng cao sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Chi phí mỗi lead
Chi phí mỗi lead

12. Tỷ lệ mở email (Email Open Rate)

Tỷ lệ mở email (Email Open Rate) là một chỉ số quan trọng trong Email Marketing. Nó đo lường tỷ lệ người nhận mở email so với tổng số email đã gửi đi trong một chiến dịch cụ thể. Đây là một trong những thước đo quan trọng giúp bạn đánh giá thành công của chiến dịch marketing qua email 

Dưới đây là công thức tính Email Open Rate:

Open Rate = Tổng số lần mở mail ÷ Email đã gửi

Trong đó: 

  • Tổng số lần mở mail (Unique Open): Đây là số địa chỉ email đã được mở ra để đọc email.
  • Email đã gửi (Total Email Sent): Là tổng số email đã được gửi đi trong một chiến dịch cụ thể.

Ví dụ: Trong một chiến dịch Email Marketing, nếu tổng số email gửi đi là 1000 email và có 400 địa chỉ email đã mở thư, thì chỉ số Open Rate sẽ là:

Open Rate = 400 ÷ 1000 = 40%

13. Tỷ lệ phản hồi email (Email Response Rate)

Tỷ lệ phản hồi email (Email Response Rate) là một chỉ số quan trọng để đo lường tỷ lệ người nhận phản hồi lại thông điệp trong email của bạn so với tổng số email đã gửi đi trong một chiến dịch cụ thể. Đây là một trong những thước đo quan trọng giúp bạn đánh giá hiệu suất của chiến dịch email marketing

Dưới đây là công thức tính Email Response Rate

ERR = Số lượng email đã phản hồi ÷ Tổng số email đã gửi

Trong đó:

  • Số lượng email đã phản hồi (Email Responses): Đây là số lần mà người nhận đã phản hồi lại email của bạn, bao gồm việc trả lời email hoặc gọi điện thoại cho bạn.
  • Tổng số email đã gửi (Total Email Sent): Là tổng số email đã được gửi đi trong một chiến dịch cụ thể.

14. Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội (Social Media Followers)

Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội (Social Media Followers) là một chỉ số quan trọng trong Marketing trên mạng xã hội. Đây là số lượng người theo dõi trang mạng xã hội của bạn. 

Có một số loại người theo dõi trên mạng xã hội mà bạn nên quan tâm:

Nano Influencer: Có từ 3.000 đến 10.000 người theo dõi.

Micro Influencer: Có từ 10.000 đến 50.000 người theo dõi.

Middle Influencer: Có từ 50.000 đến 100.000 người theo dõi.

Macro Influencer: Có từ 100.000 đến 500.000 người theo dõi.

Mega Influencer: Có trên 500.000 người theo dõi 

15. Tỷ lệ giữ chân khách hàng mới (New Customer Retention Rate)

Tỷ lệ giữ chân khách hàng mới (New Customer Retention Rate) là một chỉ số quan trọng trong tiếp thị và kinh doanh, dùng để đo lường khả năng giữ chân của khách hàng mới mà doanh nghiệp thu được. 

Chỉ số này thường được tính bằng cách so sánh số lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp đã giữ chân trong một khoảng thời gian nhất định sau khi họ lần đầu tiên sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, so với tổng số lượng khách hàng mới trong cùng một khoảng thời gian đó. 

Chúng thường được tính theo phần trăm và có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chiến lược tiếp thị và dịch vụ khách hàng.

Công thức tính tỷ lệ giữ chân khách hàng mới (New Customer Retention Rate) như sau:

Công thức tính tỷ lệ giữ chân khách hàng mới
Công thức tính tỷ lệ giữ chân khách hàng mới

Trong đó:

  • Số khách hàng mới đầu kỳ: là số lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp có ở đầu kỳ (thường được định nghĩa trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ: một tháng).
  • Số khách hàng mới cuối kỳ: là số lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp đã giữ được đến cuối kỳ (cùng khoảng thời gian với đầu kỳ).
  • Số khách hàng mới trong kỳ: là số lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp thu được trong khoảng thời gian đó (ví dụ: trong một tháng).

16. Tỷ lệ chuyển đổi từ mạng xã hội (Social Media Conversion Rate)

Đây là tỷ lệ chuyển đổi từ người dùng mạng xã hội thành khách hàng.

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ chuyển đổi từ mạng xã hội = ( Số lượng chuyển đổi từ mạng xã hội ÷ Tổng số lượt tương tác mạng xã hội ) × 100%

Trong đó:

  • Số lượng chuyển đổi từ mạng xã hội: là số lượng hành động chuyển đổi như mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, hoặc thực hiện một hành động mong muốn khác mà người dùng thực hiện trực tiếp từ các liên kết hoặc nội dung trên mạng xã hội.
  • Tổng số lượt tương tác từ mạng xã hội: là tổng số lượt tương tác bao gồm like, share, comment, click vào liên kết, hoặc một hành động khác mà người dùng thực hiện với nội dung được đăng trên các nền tảng mạng xã hội.

17. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate)

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate) là một chỉ số quan trọng, dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng của doanh thu của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. 

Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng này thường được xác định như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (Doanh thu cuối kỳ – Doanh thu đầu kỳ) ÷ Doanh thu đầu kỳ ×100%

Trong đó:

  • Doanh thu đầu kỳ: là tổng số tiền thu được từ doanh nghiệp trong khoảng thời gian ban đầu mà bạn muốn đo lường (ví dụ: trong một quý, một năm).
  • Doanh thu cuối kỳ: là tổng số tiền thu được từ doanh nghiệp trong khoảng thời gian sau đó mà bạn muốn đo lường (ví dụ: cuối quý, cuối năm).

Kết luận

Việc xác định và xây dựng các chỉ số KPIs phù hợp đóng vai trò quan trọng trong thành công của chiến dịch tiếp thị và các hoạt động kinh doanh khác. Chúng tùy thuộc vào hoạt động cụ thể và mục tiêu đo lường của doanh nghiệp.

Draco vừa chia sẻ cho bạn những chỉ số KPI Marketing quan trọng các các doanh nghiệp thường sử dụng trong việc nghiên cứu Marketing của mình. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian cho bài viết này

>>Xem thêm: KPI cho nhân viên kinh doanh

Bài viết liên quan