Xu hướng ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng trong thời đại 4.0

logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Trong nền kinh tế thế giới liên kết ngày càng mạnh mẽ, việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp. Hãy cùng DRACO tìm hiểu thêm về hoạt động này và các cơ hội việc làm của ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng thông qua bài viết dưới đây.

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là gì?

Khái niệm về Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Logistics là quá trình quản lý và tổ chức hiệu quả việc vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm từ điểm xuất phát đến điểm đích. Nó bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch vận chuyển, lưu trữ, đóng gói, xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng. 

Mục tiêu của logistics là quản lý và điều hành việc vận chuyển và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả, tối ưu hóa được thời gian và chi phí.

logistics trong thương mại điện tử
E-commerce logistics

Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management – SCM) là quá trình quản lý và điều phối hoạt động liên quan đến việc di chuyển và lưu trữ các nguyên liệu, thành phẩm và dịch vụ từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. SCM bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, mua sắm, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và dịch vụ khách hàng (bao gồm logistics)

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Các quy trình và hoạt động chính trong Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, Logistics là nền tảng quan trọng của mọi hoạt động kinh doanh. Việc triển khai Logistics là yếu tố then chốt cho sự thành công và bền vững của mô hình kinh doanh. 

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tập trung vào nghiên cứu các kiến thức liên quan đến quản trị các dịch vụ vận chuyển, bao gồm hoạt động vận tải, quản lý xuất – nhập hàng hóa, quản lý kho bãi, quản lý đơn hàng, dự báo, giao nhận, dịch vụ khách hàng và quản lý nguồn nguyên vật liệu.

 

khác nhau giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Quy trình hoạt động của Logistics và SCM

Ví dụ bạn bán một chiếc máy tính cho hệ thống, trong đó chuỗi hệ thống kinh doanh bao gồm các bước từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sản xuất linh kiện, lắp ráp máy tính đến phân phối và chăm sóc khách hàng. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng giúp bạn liên kết các bước này một cách hiệu quả. 

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thời điểm hiện tại

Tính cần thiết ngành trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phát triển, Việt Nam ngày càng trở thành mắt xích quan trọng đối với các công ty đa quốc gia. Logistics ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ kinh doanh và tiêu dùng hàng hoá một cách kịp thời và hiệu quả. 

Đặc biệt, ngành Logistics đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Nó giúp đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất nhập khẩu. Hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tăng cường năng lực cạnh tranh là những đóng góp quan trọng của Logistics đối với nền kinh tế cả nước.

Nhân lực làm việc trong lĩnh vực này thường được đánh giá với tầm nhìn chiến lược, khả năng đánh giá thị trường, kỹ năng thiết kế hệ thống, và khả năng nhìn nhận tổng thể của một hệ thống. Vì vậy quản lý Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là Nghề không thể thiếu trong guồng quay kinh tế hiện nay.

scm quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng

Mức lương cao

Mức lương của nhân viên logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc, quốc gia, và công ty làm việc. Tuy nhiên, ngành Logistics được đánh giá là một trong những ngành có mức lương “khủng”. 

Ở Việt Nam, đối những vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm mức lương ngành logistics có thể từ 8 triệu đồng/tháng, vị trí cao hơn 15 – 23 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên tới 80 đến 150 triệu đồng/tháng

Nhu cầu nhân lực lớn

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là ngành hot với nhu cầu nhân lực ở mọi loại hình doanh nghiệp, thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh và mọi quy mô.

Hiện cả nước có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số đang ngày càng tăng. Trong giai đoạn từ năm 2020 – 2025, nhu cầu nhân lực mỗi năm từ 310.000 – 330.000 vị trí trong đó ngành Logistics chiếm 5% tổng nhu cầu nhân lực, một con số không hề nhỏ.

Đa dạng nghề nghiệp

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số vị trí công việc cho sinh viên tham khảo phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân như:

  • Lưu trữ và kho bãi: Nhân viên quản lý kho, nhân viên xuất nhập kho,…
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Nhân viên thu mua cung ứng, chuyên viên điều phối logistics, Kỹ sư hoạch định sản xuất, kỹ sư logistics,…
  • Công nghệ thông tin: Chuyên viên vận hành hệ thống logistics, phát triển ứng dụng logistics,…
  • Vận chuyển và giao nhận: Lái xe tải, nhân viên giao hàng, nhân viên điều phối vận chuyển, Nhân viên/Quản lý giao nhận vận tải,…
cơ hội nghề nghiệp ngành logistics
Nhân viên điều phối giao hàng
  • Kinh doanh thương mại: Nhân viên điều hành phân phối trong nước và quốc tế, Nhân viên kinh doanh Xuất nhập khẩu và logistics, Nhân viên/Quản lý thanh toán quốc tế, Nhân viên/Quản lý kinh doanh logistics, nhân viên khai thác thị trường,…
  • Dịch vụ khách hàng: Nhân viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên dịch vụ vận chuyển,…

Có thể thấy, Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng được đánh giá cao về sự đa dạng nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội và lựa chọn việc làm cho sinh viên

Nhiều cơ hội tiếp xúc môi trường, đối tác kinh doanh quốc tế

Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể khám phá nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các công ty đa quốc gia, công ty vừa và lớn trong nước, hoặc tổ chức quốc tế. Các lĩnh vực có thể tham gia bao gồm:

  • Quản trị hoạt động Logistics trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
  • Tham gia điều hành tập đoàn bán lẻ, các công ty tư vấn toàn cầu, dịch vụ logistics, vận tải biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy, và đường hàng không. Đặc biệt là trong các khu vực có cơ sở hạ tầng logistics phát triển mạnh mẽ như các cảng biển, khu công nghiệp lớn, và các trung tâm vận chuyển quốc tế, nhu cầu về nhân lực trong ngành này càng cao.
cơ hội nghề nghiệp trong ngành logistics
Nhân viên xuất nhập kho hay Nhân viên quản lý kho
  • Làm việc trong các công ty sản xuất và thương mại với hoạt động logistics.
  • Tham gia vào các dịch vụ liên quan như bưu chính, kiểm tra kỹ thuật, thương mại bán buôn.
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, trường đại học, và tổ chức quốc tế liên quan đến Quản lý chuỗi cung ứng.
  • Tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước Quản lý chuỗi cung ứng

Ngành này mở ra cơ hội tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế và phát triển kỹ năng ngoại ngữ, đồng thời cung cấp kiến thức về các nền văn hóa khác nhau.

Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có khó không? 

Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể khá thách thức với tính phức tạp của ngành, yêu cầu kiến thức đa ngành và sự linh hoạt trong công việc. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và cam kết, cùng những kỹ năng cần thiết, người học Logistics nên trang bị những yếu tố sau để có thể vượt qua và tận hưởng hành trình học tập này. 

  • Kiến thức cơ bản về quản lý, kinh doanh và marketing.
  • Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
  • Sự tỉ mỉ, chi tiết trong công việc.
  • Hiểu biết về các công nghệ và phần mềm quản lý chuỗi cung ứng.
  • Sự linh hoạt và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng và thay đổi.

Top đại học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng hiện nay 

Ở phía Bắc:

Đại học Kinh tế Quốc dân:

Điểm chuẩn ngành tại trường năm 2023 là 27.4

Đại học Thương mại:

Điểm chuẩn ngành tại trường năm 2023 là 26.8

Đại học Giao thông vận tải:

Điểm chuẩn ngành tại trường năm 2023 là 26.15

điểm chuẩn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng 2020
Điểm chuẩn ngành logistics 2020

Ở phía Nam:

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh:

Điểm chuẩn ngành tại trường năm 2023 là 27

Đại học Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM:

Điểm chuẩn ngành tại trường năm 2023 là 25.25

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM:

Điểm chuẩn ngành tại trường năm 2023 là 28.75

Đại học giao thông vận tải:

Điểm chuẩn ngành tại trường năm 2023 là 24.83

Lời kết

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu tại Việt Nam mà DRACO muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được điểm đến tốt nhất cho tương lai của mình.

Bài viết liên quan