NHỮNG LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI ERP – PHÂN HỆ SẢN XUẤT

Luu-y-khi-trien-khai-ERP-phan-he-san-xuat

Phân hệ sản xuất trong quá trình triển khai ERP được đánh giá là một phân hệ khó và phức tạp. Bởi sản xuất vốn dĩ là một ngành đa dạng và có những đặc điểm riêng. Phân hệ quản lý sản xuất tích hợp trong hệ thống ERP là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu quả trong công việc.

Phần mềm ERP là gì? 

ERP được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning – được hiểu là hệ thống hoạch định doanh nghiệp. Đây là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp. Do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt của nó. Bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, hậu cần,… Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp. 

Phần mềm ERP ngành sản xuất sở hữu các phân hệ nghiệp vụ quan trọng. Các phân hệ được tích hợp xử lý các vấn đề xảy ra . Từ đó đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị khi vận hành hoạt động kinh doanh.

Những lợi ích mà phần mềm ERP phân hệ sản xuất mang đến cho doanh nghiệp

Nhung-loi-ich-cua-phan-mem-ERP-phan-he-san-xuat-mang-den-cho-doanh-nghiep
Những lợi ích của phần mềm ERP phân hệ sản xuất mang đến cho doanh nghiệp

Tự động hóa quy trình sản xuất

Các quy trình làm việc trước, trong và sau hoạt động sản xuất đều được tự động hóa dựa vào ERP. Nhờ đó doanh nghiệp hoạt động trơn tru với một hệ thống quản trị duy nhất. Điều này khiến quy trình sản xuất trở nên đơn giản và hợp lý hơn. Tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với phương pháp thủ công.

Quản trị hiệu quả hoạt động sản xuất

Đây là hệ thống quản trị tối ưu giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát và vận hành hiệu quả. Bắt đầu bằng lập kế hoạch sản xuất trong chuỗi cung ứng, mua nguyên liệu, kiểm soát hàng tồn kho, đến quản lý từng khâu. Cuối cùng là quản lý thành phẩm, theo dõi việc giao hàng. Quản trị sản xuất hiệu quả sẽ góp phần tối ưu hiệu suất lao động, giảm sai sót và gia tăng lợi nhuận

Xây dựng kế hoạch sản xuất toàn diện

Phần mềm ERP sẽ tự động lập kế hoạch sản xuất dựa vào sản lượng dự tính bán ra. Từ việc tính toán chi phí nguyên vật liệu, số lượng nhân sự, máy móc thiết bị, chi phí, lập bảng giá tự động đến liệt kê đơn đặt hàng. Đặc biệt, với tính năng tự động nên bất kỳ thay đổi về các thông số dữ liệu đều được cập nhật. Ngoài ra còn điều chỉnh gần như trong thời gian thực, hạn chế khả năng chậm trễ.

Giảm thiểu chi phí

Việc hoạch định tài nguyên chính xác, phân bổ nguồn lực hợp lý, điều hành sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí không cần thiết. Loại bỏ các thủ tục văn bằng giấy bằng công nghệ điện tử thông minh. Hủy bỏ hệ thống quản lý rời rạc mất thời gian, giảm bớt nguồn nhân lực. Nhờ vậy mà quá trình sản xuất sẽ được vận hành hợp lý với chi phí tối ưu nhất.

Dễ dàng theo dõi nghiệp vụ nhân sự

Các dữ liệu liên quan đến nhân sự trong công ty sẽ được tổng hợp. Phân công công việc, báo cáo tiến độ, giám sát tình hình làm việc của nhân công để chấm công. Từ đó có kế hoạch điều động, sử dụng nhân sự hợp lý và hiệu quả.

Xem thêm :TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH SẢN XUẤT BẰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT ERP

Những lưu ý khi triển khai ERP -  phân hệ sản xuất

Nhung-luu-y-khi-trien-khai-ERP-phan-he-san-xuat
những lưu ý khi triển khai erp - phân hệ sản xuất

Xác định rõ phạm vi và yêu cầu triển khai

Do doanh nghiệp và kể cả nhà tư vấn không xác định được yêu cầu quản lý và phạm vi triển khai phù hợp. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất bại khi triển khai ERP. Một phần là do doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ cũng như chưa lường trước được khối lượng công việc sắp phải đối diện. Nên các doanh nghiệp hay đặt ra các yêu cầu quá cao dẫn đến việc không khả thi. Kém hiệu quả khi đưa vào vận hành thực tế. 

Tuy nhiên. nguyên nhân chính là khả năng tư vấn của các nhà triển khai. Do chưa nắm rõ hiện trạng, thiếu kinh nghiệm triển khai. Nên họ ít khi xem xét các yêu cầu của doanh nghiệp một cách kĩ càng. Dẫn đến việc thất bại do giải pháp thiếu tính khả thi. 

Thực tế, một số yêu cầu của doanh nghiệp chưa cần thiết và không mang lại nhiều hiệu quả so với chi phí đầu tư. Để nhận ra điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ điều cần và sáng suốt lựa chọn nhà tư vấn. Người có kinh nghiệm  triển khai, am hiểu sản phẩm, thể hiện đúng vai trò tư vấn. Nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và đảm bảo tính khả khi cho dự án

Lưu ý khi lập giải pháp quản lý sản xuất

Phân hệ sản xuất trong triển khai ERP có nhiều đặc thù, mất thời gian để chuẩn hóa quy trình. Nên thường được triển khai ở giai đoạn sau, khi mà các phân hệ khác đã vận hành trơn tru.

Vì vậy trong quá trình xây dựng và xem xét giải pháp, phải xây dựng ở mức tổng quát cho cả hai trường hợp. Trường hợp chưa có phân hệ sản xuất và khi đưa phân hệ này vào vận hành. Trong đó cấu trúc bộ mã, cách chia công đoạn sản xuất, cách thức tổ chức thống kê và yêu cầu về phân tích chi phí/giá thành sẽ quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức khai báo. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp và nhà tư vấn phải cân nhắc để lựa chọn giải pháp phù hợp.

Không phá vỡ kiến trúc hệ thống

Phần mềm ERP là hệ thống được thiết kế trên một kiến trúc tổng thể. Trong đó các phân hệ có sự tích hợp, gắn kết chặt chẽ nhau. Thông qua kiến trúc này, hệ thống tích hợp sẵn có quy trình chuẩn được tự động hóa cao. Từ đó giúp doanh nghiệp kiểm soát, lập kế hoạch tối ưu nguồn lực và ra quyết định,…

Phân hệ sản xuất cũng là một phần cốt lõi trong kiến trúc này. Nên trong quá trình xây dựng và triển khai thực tế, cần xem xét vấn đề ở mức tổng thể. Không nên vì các ý do “đặc thù” mà tự ý thay đổi quy trình làm phá vỡ kiến trúc hệ thống dẫn đến việc sa lầy và thất bại.

Áp dụng ERP trong các doanh nghiệp sản xuất rất cần thiết

Có nhiều định nghĩa sai lầm về quản lý sản xuất trong doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến như nhiều đặc thù, tham số nên ERP không hiệu quả và khả thi. Thực tế cho thấy quá trình ứng dụng ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp này dần xóa bỏ các đặc thù này. Do xu hướng hội nhập nền kinh tế

Bên cạnh đó, ERP là ứng dụng và cải tiến quy trình, vận hành trong môi trường cộng tác nên thông tin được chia sẻ và kiểm soát nhanh chóng và chặt chẽ. Các công việc trước kia chủ yếu lệ thuộc vào một vài cá nhân có kinh nghiệm đã thay đổi.  Thiết lập quy trình trên ERP, điều này giúp doanh nghiệp chủ động và an toàn hơn trong sản xuất

TỔNG KẾT

Có thể nói, quản lý và vận hành sản xuất là công việc không hề đơn giản. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. DRACO tự tin giúp các doanh nghiệp sản xuất triển khai thành công hệ thống DraERP. Với hơn 4 năm kinh nghiệm, hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước.
DraERP tự hào là giải pháp đắc lực giúp các công ty quản trị sản xuất tổng thể, bứt phá lợi thế cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ với những lợi ích vượt trội và mang lại hiệu quả tối ưu.

DRACO – CUNG CẤP PHẦN MỀM ERP TỐT NHẤT

Hotline: (+84)-338-855-353

Bài viết liên quan