Văn hóa doanh nghiệp của Viettel được đặt ra và mang lại nhiều giá trị cho bản thân doanh nghiệp và cộng đồng. Tập đoàn Quân đội Viễn thông Viettel là một trong những doanh nghiệp tiên phong về lĩnh vực kinh doanh viễn thông. Doanh nghiệp đề ra chủ trương “Đi tắt để đón đầu, tiến vào công nghệ hiện đại”. Từ đó, Viettel không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của cả nước.
Viettel với cương vị là một doanh nghiệp đón đầu xu thế, dẫn dắt thời đại. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel có gì đặc biệt? Theo chân Draco khám phá văn hóa doanh nghiệp của Viettel – doanh nghiệp viễn thông hàng đầu cả nước nhé!
Mục lục
Toggle- Văn hóa doanh nghiệp của Viettel lấy khách hàng làm trung tâm được chú trọng hàng đầu
- Văn hóa số là một điểm đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp của Viettel
- Văn hóa chất lượng là tiêu chí cần thiết trong văn hóa doanh nghiệp của Viettel
- Văn hóa học tập
- Văn hóa thực thi
- Văn hóa quản trị rủi ro là văn hóa doanh nghiệp của Viettel với tính thách thức cao
- Kết luận
Văn hóa doanh nghiệp của Viettel lấy khách hàng làm trung tâm được chú trọng hàng đầu
Dĩ nhiên, dù là ở bất kì ngành nghề nào, khách hàng vẫn sẽ luôn được ưu tiên và chào đón. Tuy nhiên, Viettel đã tiến bộ hơn, đi trước một bước, đưa khách hàng trở thành văn hóa doanh nghiệp cũng như giá trị cốt lõi để vận hành.
Vì vậy, văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm được ấn định trở thành văn hóa doanh nghiệp của Viettel cần được chú trọng hàng đầu.
Văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm được đẩy mạnh trở thành một chiến lược kinh doanh hàng đầu tại Viettel. Viettel luôn mong muốn tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng mong muốn xây dựng được một mối quan hệ phát triển bền vững.
- Phục vụ khách hàng bằng cả trái tim: lấy khách hàng làm trung tâm không đơn giản chỉ là thái độ hay lời ăn tiếng nói. Toàn thể nhân viên được đào tạo trở thành những người có thể thấu hiểu, cảm thông cho khách hàng.
- Chính trực, tâm huyết đối với mỗi khách hàng: Chủ động với mỗi vấn đề mà khách hàng gặp phải. Và đề ra phương án giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng cũng đã trở thành một mục tiêu quan trọng tại Viettel.
Văn hóa số là một điểm đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp của Viettel
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, văn hóa số là một mục tiêu cần thiết và được ưu tiên phát triển. Và đây chính là một điểm đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp của Viettel.
Văn hóa số là văn hóa doanh nghiệp của Viettel tạo tiền đề cho các bước phát triển của doanh nghiệp. Viettel thấu hiểu được tầm quan trọng của văn hóa số ngay từ những ngày đầu tiên thành lập. Doanh nghiệp đã đưa ra một lộ trình phát triển chuyển đổi số doanh nghiệp từ bao quát đến cụ thể.
Không chỉ đặt ra lộ trình phát triển, Viettel luôn sáng tạo trong việc tạo ra và thử nghiệm những công nghệ mới trong quá trình hoạt động.
Viettel luôn sử dụng các công nghệ tân tiến nhất vào quá trình hoạt động và vận hành của mình nhằm tạo hiệu quả tối ưu. Văn hóa số giống như một “động cơ” tiềm năng giúp Viettel thích ứng và phát triển giữa những biến đổi đầy tính thách thức và cam go.
- Chuyển đổi tư duy: nền văn hóa doanh nghiệp của Viettel này chính là chuyển đổi từ chính tư duy để tạo ra một nền văn hóa số chất lượng.
- Đổi mới: chấp nhận những thay đổi và chủ động tìm ra những phương thức thay đổi thích ứng phù hợp.
- Học tập: không ngừng học hỏi, sáng tạo, thử nghiệm, ứng dụng và khắc phục trong việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số .
- Phổ biến: chia sẻ rộng rãi những cải tiến hiệu quả nhằm tăng hiệu suất làm việc và phát triển bền vững trong xã hội đầy biến động và nguy cơ.
Văn hóa chất lượng là tiêu chí cần thiết trong văn hóa doanh nghiệp của Viettel
Sự chất lượng không dừng ở sản phẩm hay dịch vụ mà Viettel cung cấp. Chất lượng còn phải được thể hiện qua các thói quen, hành vi, cử chỉ và quan điểm của Viettel và bộ máy vận hành.
Đẩy nhanh tốc độ biến chất lượng trở thành một trong những văn hóa doanh nghiệp của Viettel. Từ đó đã góp phần khiến doanh nghiệp có những bước tiến vượt bậc hơn.
Các thành viên của Viettel phải luôn hướng đến những hành vi và quan điểm đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp và xã hội.
Viettel thành công tạo ra một tổ chức tiến bộ thông qua xây dựng tính đặc trưng trong quá trình hình thành và phát triển của mình.
- “Khách hàng là trung tâm, chất lượng là nền tảng”: mục tiêu quan trọng là đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của Viettel. Thật sáng suốt khi đưa văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm trở thành văn hóa doanh nghiệp của Viettel. Và chất lượng cũng được nâng tầm đi kèm với văn hóa doanh nghiệp của Viettel, được chú trọng nhất.
- Thấu hiểu: Thấu hiểu và đồng cảm cho khách hàng chỉ là bước đầu trong quá trình phục vụ. Thành viên của Viettel phải hiểu được nhu cầu của khách hàng đối khi muốn sử dụng dịch vụ lẫn sản phẩm từ doanh nghiệp.
- Phục vụ: nắm bắt được mong muốn của khách hàng, Viettel có thể sản xuất được những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu người dùng.
- Chia sẻ: Viettel mong muốn trở thành một người bạn đồng hành của khách hàng. Những đóng góp và phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp nhìn nhận được hạn chế và tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ.
Văn hóa học tập
Xã hội toàn cầu biến đổi mỗi ngày. Công nghệ viễn thông hay công nghệ số, công nghệ hiện đại không là ngoại lệ. Giữa những biến đổi như vậy, Viettel phải liên tục đẩy mạnh việc học tập nhằm tăng khả năng phát triển của chính doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng, thúc đẩy nó như văn hóa doanh nghiệp của Viettel.
Không chỉ riêng đối với các cấp quản lý, các nhân viên đều phải liên tục học tập, trau dồi bản thân.
- Công nghệ: liên tục theo dõi, quan sát, tìm hiểu và thử nghiệm những công nghệ tân tiến. Áp dụng công nghệ thích hợp nhằm góp phần tăng hiệu suất làm việc của cá nhân và tổ chức.
- “Ngừng học tập là ngừng phát triển”: Viettel đã cho thấy sự đề cao văn hóa học tập của mình. Viettel luôn khuyến khích nhân viên các cấp học hỏi và trau dồi kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
- Rèn luyện: Viettel tích cực cho nhân viên cơ hội tham gia các chương trình ngoại khóa hoặc rèn luyện phù hợp.
- Phổ biến: xem xét và quyết định đưa những cải tiến có thể áp dụng vào thực tiễn. Kết hợp với việc chia sẻ rộng rãi với mọi người cùng thực hiện để tạo ra một tổ chức tiên tiến và phát triển.
Văn hóa thực thi
Đối với một doanh nghiệp, sự gắn kết, đồng lòng vì mục tiêu chung của tập thể hoặc tổ chức là một điều kiện cần thiết. Và với một doanh nghiệp lớn, văn hóa thực thi được “đề bạt” trở thành một văn hóa doanh nghiệp của Viettel.
Viettel mong muốn nhân viên vừa phải hoàn thiện về mặt chuyên môn vừa phải hoàn thiện trong việc sắp xếp, quản lý công việc. Chủ động hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc nhằm hoàn thành những mục tiêu chung của tổ chức. Và những điều này cũng được chuyển hóa thành một văn hóa doanh nghiệp của Viettel.
- “Thực thi cao nhất, hiệu quả cao nhất”: mỗi cá nhân phải hiểu rõ giá trị và mức độ cấp thiết của mỗi công việc được bàn giao.
- Kế hoạch: xác định được mục tiêu công việc cần hướng đến trước khi triển khai. Chủ động trong việc sắp xếp, quản lý công việc và thời gian phù hợp để có thể đảm bảo rằng mọi việc trong tình trạng tối ưu nhất.
- Thực thi: nhân viên phải theo dõi tiến độ công việc của bản thân lẫn tổ chức nhằm tránh xảy ra sai sót. Vào những tình huống khác nhau có thể kịp thời phát hiện những hạn chế và nhanh chóng thay đổi, cải tiến.
- Đoàn kết: chủ động trong việc chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc chung đang thực hiện.
Văn hóa quản trị rủi ro là văn hóa doanh nghiệp của Viettel với tính thách thức cao
Rủi ro, hạn chế trong vận hành một doanh nghiệp hay một tổ chức là một điều không thể tránh khỏi. Và mức độ rủi ro càng cao đối với một doanh nghiệp kinh doanh viễn thông như Viettel. Công nghệ thay đổi và phát triển mỗi ngày, thậm chí là mỗi giờ, đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của Viettel.
Nhận biết được tình hình thực tế, Viettel mở rộng việc quản trị rủi ro như một văn hóa doanh nghiệp của Viettel. Việc nhận diện những bất cập trong quá trình hoạt động và tìm được phương thức cải tiến trở thành một nhiệm vụ bức thiết.
Phương án giải quyết duy nhất là theo dõi công việc và quá trình vận hành nhằm phát hiện những rủi ro sớm nhất có thể. Phân tích nguồn gốc và đánh giá rủi ro nhanh chóng và kịp đề ra phương án giải quyết đúng đắn nhất.
- “Hãy nghĩ đến rủi ro trước khi hành động” như một lời nhắc nhở của Viettel gửi đến toàn thể nhân viên của mình.
- Khả năng kịp thời nhận diện, phân tích rủi ro xảy ra: thông qua những dữ liệu cụ thể sau khi phân tích rủi ro. Sau cùng, tổng hợp để đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất, nhanh chóng giải quyết triệt để.
- Khả năng phòng tránh rủi ro: dự đoán được tất cả các tình huống không may xảy ra trước khi triển khai công việc. Điều này nhằm mục đích giúp mỗi người đưa ra những quyết định chính xác cùng biện pháp dự phòng khi có bất trắc xảy ra.
- Kinh nghiệm: tích cực chia sẻ kinh nghiệm và bài học giá trị sau mỗi rủi ro xảy ra. Thông qua đó, Viettel đã thúc đẩy sự tương tác giữa những nhân viên, tạo ra một tập thể gắn kết và vững mạnh.
Kết luận
Để có được một tập đoàn viễn thông lớn mạnh, văn hóa doanh nghiệp của Viettel đóng góp một phần không hề nhỏ. Những văn hóa doanh nghiệp của Viettel thể hiện được mục tiêu, giá trị và mong muốn của doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường.
Ngoài ra, đây chính là một bước đệm hoàn hảo gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Viettel ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Thông qua văn hóa doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy được một tầm nhìn chiến lược bao quát và rộng doanh nghiệp này. Không chỉ là về quản trị vận hành mà còn về quản trị nhân sự trong một doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị vận hành SMEs