4 Giải Pháp Thúc Đẩy Đặc Trưng Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam

4 giải pháp thúc đẩy đặc trưng văn hoá doanh nghiệp việt nam

Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam mang đậm dấu ấn của truyền thống Á Đông, hòa quyện cùng xu hướng hội nhập quốc tế, tạo nên một bản sắc độc đáo và đầy sức sống. Hiểu rõ những đặc trưng này là chìa khóa để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, thu hút nhân tài và đưa doanh nghiệp vươn xa hơn trên thị trường. Hãy cùng DRACO tìm hiểu kĩ hơn về đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bài viết dưới đây!

Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

Quản lý theo cung cách “thuận tiện”

Cũng giống như ở nhiều nước châu á khác, trong các doanh nghiệp Việt Nam thường có sự phân cấp quyền lực cao. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều phát triển từ loại hình công ty gia đình nên giai đoạn đầu được quản lý theo kiểu “thuận tiện”:

  • Mang nặng dấu ấn của người sáng lập, quản lý vì kết quả không theo quy trình
  • Giám đốc là người có quyền quyết định tối cao về công việc, nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công ty.
  • Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ.
  • Đưa người thân vào nắm những vị trí trọng yếu trong công ty.

Tuy nhiên, chính phong cách này đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng vượt qua những khó khăn gây bởi chính sách thay đổi, biết năm bắt cơ hội mới như tăng mạnh giao thương với Mỹ

quản lý theo cung cách thuận tiện
Quản lý theo cung cách “thuận tiện”

Coi trọng việc xây dựng mối quan hệ

Người Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa và ít khi tách bạch giữa cuộc sống riêng tư với công việc. Vì vậy, đa phần các công ty Việt Nam đều coi trọng việc xây dựng mối quan hệ, xem đó là vũ khí cạnh tranh lợi hại.

Theo khảo sát của tạp chí nghiên cứu kinh tế, đối với 178 nhà DN trẻ Việt Nam ở ba miền Bắc – Trung – Nam về những yếu tố cần thiết khi kinh doanh: 84.92% cho rằng phải coi trọng tình cảm, 69.12% khẳng định sẵn sàng hợp tác, 67.28% nhấn mạnh phẩm chất luôn giúp đỡ nhau. 

Qua đó, có thể thấy đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam giống như những gia đình thu nhỏ, việc quản lý DN theo dấu ấn của phong cách quản lý “gia trưởng” (fatherlism).

Tầm nhìn ngắn hạn

Đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam là thích các giao dịch đem lại lợi ích ngay chứ ít chịu xây dựng mối quan hệ với tầm nhìn dài hạn. Một doanh nghiệp lỗ liên tục trong 03 năm đầu tiên hoạt động là chuyện bình thường ở nơi khác nhưng ở Việt Nam thì sẽ bị cáo buộc là “nước ngoài cố ý lỗ để thôn tính đối tác trong nước”.

Giao tiếp ôn hòa là đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

Cũng giống như một số nước châu Á khác, phong cách giao tiếp của người Việt Nam mang tính ôn hoà, tránh xung đột trực diện trong quan hệ, luôn có ý thức “giữ thể diện”. 

Khi đàm phán, doanh nhân VN thường chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ để tìm hiểu ý đồ của đối tác. Trong khi các doanh nhân phương Tây chú ý đến nghĩa đen của cuộc thương lượng hay điều khoản trong hợp đồng.

Doanh nghiệp nước ngoài sẽ trả lời “không” với các đề nghị của phía đối tác dễ dàng thì Doanh nghiệp Việt Nam thường nói “chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này” , “chúng tôi sẽ liên lạc với ông/bà ngay khi có quyết định cụ thể” nhằm làm tránh tổn thương đến đối tác /ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này.

Xem thêm: Sức mạnh văn hóa doanh nghiệp FPT – Chìa khoá cho sự thành công

giao tiếp ôn hòa là đặc trưng văn hoá doanh nghiệp việt nam
Giao tiếp ôn hòa là đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

Không lấy tiêu chí lợi nhuận hay chiếm lĩnh thị trường làm mục tiêu hoạt động.

Doanh nghiệp thường chia sẻ các mục tiêu có vẻ “ lý tưởng “ như một điều có ích cho xã hội, là đem lại giá trị mới như các vụ  đấu giá 1 vật phẩm nào đó với giá cực cao được đưa ra để làm từ thiện trên truyền hình.

Sa đà vào việc “ đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ” ; “tập đoàn đa ngành” ….

Vậy có thể thấy bên cạnh những ưu thế: chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… còn tồn tại không ít những khiếm khuyết trong văn hoá Việt Nam như: bình thản trong mọi hoàn cảnh, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước mắt, ngại cạnh tranh, “trọng nông khinh thương”, tập quán sinh hoạt tản mạn của kinh tế tiểu nông, không dám đổi mới, tính tư lợi quá lớn, thói quen tuỳ tiện không có kỷ luật

4 giải pháp thúc đẩy tác động tích cực đến đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập

1. Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp từ những người lãnh đạo

Nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp phải bắt đầu từ những người lãnh đạo và chủ doanh nghiệp. Điều này bởi đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được tạo hình chủ yếu bởi tính cách, phẩm chất, tư duy và hành động của người đứng đầu tổ chức. Khi người lãnh đạo không thấu hiểu rõ về tầm quan trọng và giá trị mà văn hóa doanh nghiệp mang lại, việc xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả sẽ gặp nhiều khó khăn.

nhận thức tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp từ những người lãnh đạo
Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp từ những người lãnh đạo

2. Có bộ giá trị cốt lõi và tiêu chuẩn hành vi một cách rõ ràng

Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar Schein xác định ba cấp độ quan trọng:

  1. Các ngầm định nền tảng (Basic Assumptions): Đây là những giả định cơ bản và không được thể hiện một cách rõ ràng, nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi và quyết định trong tổ chức. VD: Ngầm  về con người, ngầm định  thời gian,…
  2. Niềm tin và các giá trị tuyên bố (Espoused values): Đây là các giá trị và tiêu chuẩn mà tổ chức công khai công nhận và hỗ trợ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi và quyết định trong tổ chức. VD: tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi,…
  3. Thực thể hữu hình (Artefacts): Đây là các biểu hiện bên ngoài của văn hóa tổ chức như biểu tượng, ngôn ngữ, và hành vi, thể hiện các giá trị và quan điểm của tổ chức. VD: khẩu hiệu, logo, phong cách,…

Để phát triển văn hóa tổ chức một cách hiệu quả, giá trị cốt lõi và tiêu chuẩn hành vi cần phải được xác định rõ ràng và công khai. Điều này giúp đồng bộ hành động và tư duy của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, khi doanh nghiệp xác định giá trị và tiêu chuẩn rõ ràng cũng giúp giảm thiểu xung đột và vấn đề giao tiếp trong tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp một cách bền vững.

mô hình văn hóa doanh nghiệp của edgar schein
Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar Schein

3. Lựa chọn “người phù hợp” tham gia vào doanh nghiệp

Tuyển dụng và lựa chọn những người phù hợp cho tổ chức mang lại nhiều lợi ích đa dạng như sau:

Giảm thiểu biến động nhân sự: Khi chọn lựa những ứng viên phù hợp với văn hóa tổ chức, tỷ lệ nghỉ việc và sự biến động nhân sự có thể giảm đi, giúp duy trì sự ổn định và liên tục trong hoạt động của doanh nghiệp.

Thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc: Nhân sự mới được tuyển dụng một cách kỹ lưỡng sẽ dễ dàng thích ứng với văn hóa và môi trường làm việc của tổ chức, giúp họ bắt đầu làm việc hiệu quả ngay từ ban đầu.

Cải thiện hiệu suất làm việc nhóm: Khi các thành viên trong tổ chức chia sẻ các giá trị và niềm tin chung, họ có xu hướng làm việc hòa thuận và hiệu quả hơn trong các dự án và nhiệm vụ nhóm.

Đảm bảo sự liên tục và phát triển của văn hóa doanh nghiệp: Những người được tuyển dụng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp giúp đảm bảo sự tiếp nối và phát triển của văn hóa trong tổ chức, đồng thời lan tỏa những giá trị quan trọng đến các thành viên khác.

Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến từng thành viên trong doanh nghiệp mà còn được hình thành và duy trì thông qua sự ảnh hưởng của từng thành viên. Do đó, việc lựa chọn nhân sự phù hợp với văn hóa tổ chức là vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự cân nhắc và chọn lọc kỹ lưỡng.

4. Liên tục gìn giữ và phát triển các Đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

Trong quá trình gìn giữ và phát triển văn hóa doanh nghiệp, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Quản lý sự thay đổi: Đảm bảo rằng sự thay đổi trong văn hóa tổ chức được quản lý một cách cẩn thận và không vi phạm các giá trị cốt lõi của tổ chức. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén và kiểm soát từ các nhà quản lý.

Quản lý nhóm “văn hóa nhỏ”: Đối mặt với sự mở rộng và phát triển của doanh nghiệp, có thể xuất hiện những văn hóa nhỏ riêng trong các nhóm hoặc phòng ban. Quản lý cần chú ý đến các văn hóa nhỏ này để đảm bảo chúng không xung đột hoặc đi ngược lại với văn hóa tổng thể của tổ chức.

gìn giữ và phát triển các đặc trưng văn hoá doanh nghiệp việt nam
Liên tục gìn giữ và phát triển các Đặc trưng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

Vai trò của lãnh đạo và quản lý: Lãnh đạo và quản lý đóng vai trò then chốt trong việc gìn giữ và phát triển văn hóa tổ chức. Họ cần phối hợp tốt và thực hiện các thỏa thuận quan trọng để đảm bảo sự thống nhất và ổn định trong tổ chức.

Trò chuyện hiệu quả: Tạo cơ hội cho các buổi trò chuyện 1-1 hoặc tập thể để lắng nghe và giải quyết các vấn đề liên quan đến văn hóa tổ chức. Điều này giúp tạo ra một môi trường mở cửa và khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên.

Đo lường và phản hồi: Sử dụng các phương pháp đo lường như khảo sát trực tuyến, phỏng vấn hoặc dịch vụ đo lường từ bên thứ ba để đánh giá và theo dõi sự phát triển của văn hóa tổ chức. Thiết lập cơ chế cờ đỏ giúp nhận biết và giải quyết nhanh chóng các vấn đề tiềm ẩn.

Kênh giao tiếp hiệu quả: Tạo ra các kênh giao tiếp như hòm thư góp ý hoặc email chung ẩn danh để nhân viên có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và ý kiến một cách thuận tiện và nhanh chóng. Điều này giúp tăng cường sự tham gia và đóng góp của mọi thành viên trong quá trình phát triển văn hóa tổ chức.

Kết luận

Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên bản sắc riêng biệt và sức mạnh nội tại cho doanh nghiệp. Hiểu rõ và phát huy những đặc trưng này là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam thành công trong thời đại hội nhập. Hy vọng bài viết trên DRACO đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Bài viết liên quan