TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH SẢN XUẤT BẰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT ERP

Phần mềm quản lý sản xuất ERP

Phần mềm quản lý sản xuất ERP cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều công cụ quan trọng để cải thiện và tối ưu hoá quy trình sản xuất. Bao gồm tối ưu hóa tồn kho, nâng cao lợi nhuận. Không những thế còn cho phép tích hợp đa dạng ứng dụng. Qua đó, nhà quản trị đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.

Hệ thống phần mềm ERP là gì?
Phần mềm quản lý sản xuất ERP

ERP được xem là một trong những phần mềm vô cùng phù hợp cho lĩnh vực sản xuất. Với rất nhiều quy trình phải diễn ra hằng ngày để duy trì hoạt động của một cơ sở.

Khi áp dụng phần mềm quản lý sản xuất ERP để lập kế hoạch, quản lý và cung cấp nhiều chức năng chi tiết để hỗ trợ nhà sản xuất và hoạt động sản xuất. Hệ thống này được tạo ra nhằm hỗ trợ linh hoạt và tích hợp vào bất kỳ quy trình kinh doanh nào. Tạo ra nền tảng quản lý kinh doanh hoàn chỉnh và vững chắc cho doanh nghiệp.

Với phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất ERP, các doanh nghiệp có khả năng quản lý đa khía cạnh trong doanh nghiệp. Từ hoạt động của các cửa hàng đến việc lập kế hoạch cung ứng và tồn kho sao cho hợp lý.

Tính năng của phần mềm quản lý sản xuất ERP

Tính năng phần mềm ERP
Tính năng phần mềm quản lý sản xuất ERP

Quản lý tồn kho: MRO (bảo trì, sửa chữa, điều hành nguồn cung ứng) hay phụ tùng thiết bị. Hệ thống ERP hoạt động như một nguồn lực tập trung để theo dõi hàng tồn kho. Đồng thời sẽ phân tích dữ liệu và các chiến lược bổ sung.

Chuỗi cung ứng: hệ thống có khả năng hiển thị và tổ chức để theo dõi hiệu quả sản xuất. Lấy thông tin từ các nguồn bên trong và bên ngoài hỗ trợ việc lập kế hoạch và quản lý cung ứng hiệu quả.

Bảo trì: hệ thống tập trung vào việc lập lịch, bán vé và quản lý đơn hàng. Song đó, nó sẽ theo dõi và phân tích dữ liệu mạnh mẽ để cải thiện hiệu quả bảo trì.

Theo dõi hiệu suất thiết bị: mô-đun ERP có thể lưu trữ, theo dõi và phân tích dữ liệu hiệu suất thiết bị. Cho phép bảo trì có mục tiêu, chủ động và thông báo tức thời.

Đảm bảo chất lượng: hệ thống giúp theo dõi kết quả QA, tạo ra kho dữ liệu vô tận nhằm xác định sớm nhu cầu bảo trì.

Mua hàng: việc mua hàng và trưng dụng sẽ được tổ chức dễ dàng.

Nhân sự: hệ thống có khả năng quản lý nhân sự như đánh giá hiệu suất, theo dõi mục tiêu và hơn thế.

Lợi ích khi sử dụng hệ thống ERP tối ưu hoá quá trình sản xuất.

Hệ thống quản lý sản xuất ERP không chỉ góp phần nâng cao hoạt động sản xuất. Mà nó còn giúp tối ưu hóa từng giai đoạn trong quy trình sản xuất nhờ khả năng quản lý chặt chẽ và tức thời. Một số lợi ích của hệ thống:

Tinh gọn sản xuất

Tinh gọn sản xuất
Tinh gọn sản xuất

Hệ thống quản lý sản xuất ERP cho phép đơn giản hóa. Thông thường sẽ đòi hỏi hỏi một lượng thời gian lớn để hoàn thành. Giảm thiểu sự dư thừa và tự động hóa quy trình giúp tăng hiệu quả. Tối ưu hoạt động sản xuất giúp nâng cao năng suất.

Quản lý các nguồn lực hiệu quả

Hệ thống đưa ra phỏng đoán chính xác về quá trình sản xuất. Từ đó căn cứ để xây dựng và sắp xếp các nguồn lực để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ và kịp thời.

Xây dựng kế hoạch và lịch trình

Lập kế hoạch lịch trình
xây dựng kế hoạch lịch trình

Hệ thống cung cấp các dữ liệu về cung và cầu giúp người quản lý xây dựng kế hoạch cho bất kỳ sự biến đổi nào của doanh nghiệp.

Lập kế hoạch năng lực

Hệ thống có thể cảnh báo cho người quản lý về lượng hàng hóa dự trữ quá nhiều. Hoặc nhu cầu cao bất thường hay quy trình sản xuất chậm. Từ đó có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi hoặc gây gián đoạn môi trường kinh doanh.

Kiểm soát doanh số và lợi nhuận

Tất cả sản phẩm được theo dõi xuyên suốt và cập nhật dữ liệu chính xác về chi phí bán hàng và lợi nhuận.

Thời điểm nên triển khai hệ thống ERP

Một doanh nghiệp nên xem xét để triển khai một giải pháp phần mềm ERP để quản lý sản xuất khi có các trường hợp:

– Hệ thống kinh doanh không còn hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả

– Không còn hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp

– Thiếu các yêu cầu về bảo mật và giảm thiểu rủi ro.

Việc xác định quy trình lỗi và hoạt động không hiệu quả là rất quan trọng với sự phát triển và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Chính vì thế cần tìm ra giải pháp và các lĩnh vực cần được quan tâm.

Hệ thống ERP không phù hợp với những doanh nghiệp quá nhỏ vì:

– Bạn sẽ mất nhiều thời gian để điều chỉnh hệ thống cho phù hợp với nhu cầu của mình.

– Mô-đun mở rộng sản xuất không rõ ràng. Thế nên, cần phải mua mô-đun bên ngoài để đo lường hiệu quả.

– Chi phí cao.

Triển khai phần mềm ERP
triển khai phần mềm ERp

Cải thiện hiệu quả, năng suất và tính linh hoạt của doanh nghiệp

1. Tích hợp toàn diện: Đảm bảo rằng hệ thống ERP của bạn tích hợp toàn bộ quy trình sản xuất, từ lập kế hoạch, mua hàng, quản lý nguồn lực, đến sản xuất và xuất kho. Điều này giúp giảm thiểu việc nhập dữ liệu lặp lại và tạo sự liên kết giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.

2. Quản lý dữ liệu chính xác: Dữ liệu chính xác và đầy đủ là chìa khóa để đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả. Chắc chắn rằng dữ liệu trong hệ thống ERP của bạn luôn được cập nhật và đáng tin cậy.

3. Tối ưu hóa lập kế hoạch sản xuất: Hệ thống ERP có thể giúp tối ưu hóa kế hoạch sản xuất bằng cách tích hợp thông tin về đơn đặt hàng, mức tồn kho, và khả năng sản xuất. Điều này giúp bạn xác định kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc lãng phí.

4. Theo dõi hiệu suất sản xuất: Sử dụng hệ thống ERP để theo dõi hiệu suất sản xuất, từ quá trình sản xuất đến thời gian dừng máy và lỗi. Điều này giúp bạn xác định các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra các biện pháp khắc phục.

5. Quản lý nguồn lực: Hệ thống ERP giúp bạn quản lý tốt hơn về nguồn nhân lực, vật tư và thiết bị. Bằng cách đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực và chúng được sử dụng một cách hiệu quả, bạn có thể tăng năng suất sản xuất.

6. Tích hợp với hệ thống tự động hóa: Hệ thống ERP nên được tích hợp tốt với các hệ thống tự động hóa trong quy trình sản xuất, như hệ thống máy móc tự động, IoT (Internet of Things), và robot. Điều này giúp tối đa hóa tự động hóa và giảm thiểu sai sót con người.

7. Đào tạo nhân viên: Đảm bảo nhân viên của bạn được đào tạo tốt về việc sử dụng hệ thống ERP và hiểu rõ quy trình sản xuất. Điều này giúp đảm bảo rằng họ có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả và đóng góp vào việc cải thiện quy trình sản xuất.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng hệ thống ERP đòi hỏi sự đầu tư, thời gian và nỗ lực, nhưng nó có thể đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp bằng cách nâng cao năng suất, tăng tính linh hoạt và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Xem thêm tại: TRIỂN KHAI PHẦN MỀM ERP VÀ NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN

Mong rằng với những thông tin mà DraERP chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về phần mềm quản lý sản xuất ERP. Từ đó đưa ra các quyết định chính sách hợp lý. Nên lựa chọn phần mềm phù hợp với quy mô doanh nghiệp để mang lại hiệu quả tối ưu. Nếu bạn đang có nhu cầu về một hệ thống ERP hãy liên hệ ngay với DraERP để biết thêm thông tin.

DRACO – CUNG CẤP PHẦN MỀM ERP TỐT NHẤT

Hotline: (+84)-338-855-35

Bài viết liên quan